Công Suất: | Q = 10.000 m3/giờ |
Khu vực | Nam Định |
Loại Hình Khí Thải | Khí thải từ các Bể chứa phân hủy kỵ khí |
Khí Thải Sau Xử Lý | QCVN 19 - 20: 2009/BTNMT QCVN 05:2013/BTNMT |
Phạm Vi Công Nghiệp | Tổng Thầu EPC |
THUYẾT MINH KỸ THUẬT HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI
1. Hệ thống xử lý khí thải
Khí sinh ra từ các bể xử lý chủ yếu là khí phát sinh trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Đó chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là gây ra mùi hôi và một lượng vi khuẩn gây bênh. Một số thành phần gây ô nhiễm mùi hôi trong khí thải được liệt kê ở bảng dưới đây:
2. Yêu cầu mức độ xả thải:
Hiện nay Việt Nam chưa ban hành bộ quy chuẩn về khí thải phát sinh từ quy trình xử lý nước thải do đó hệ thống xử lý khí sẽ được thiết kế theo QCVN 19 - 20: 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải vô cơ – hữu cơ trong công nghiệp và QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
3. Giới thiệu một số phương pháp xử lý mùi:
Các phương pháp xử lý mùi thường được áp dụng hiện nay:
Có thể phân tích qua 1 vài phương pháp như sau:
3.1. Phương pháp hóa học/hấp thụ:
Sử dụng các chất hóa học, tạo phản ứng với các tác nhân gây mùi tạo ra các chất khác để khử mùi hôi.
Dùng dung dịch HCl để khử NH3
NH3 + HCl èNH4Cl
Dùng dung dịch xút NaOH để khử H2S
2NaOH + H2S è Na2S + 2H2O
Đây là phương pháp rất hiệu quả, có thể kết hợp thiết bị đo nồng độ chất gây mùi trực tiếp để điều chỉnh lượng hóa chất cần cung cấp nhằm khử tiết để mùi hôi.
3.2. Phương pháp vật lý/hấp phụ:
Quá trình hấp phụ là quá trình phân ly khí dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng, trong quá trình đó các phân tử khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu rắn. Quá trình hấp phụ được chia thành:
3.3. Phương pháp thu khí và đốt:
Đây là phương pháp hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay nhưng chỉ phù hợp với các chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ. Khi đó sản phẩm cháy chỉ là khí CO2 và H2O.
Đối với các chất gây mùi có nguồn gốc vô cơ thì việc đốt chúng sẽ tạo ra một số chất khí khác độc hại hơn. Ví dụ đốt H2S sẽ sinh ra khí SO2, còn đốt khí NH3 sẽ tạo ra NOx, …. Tác dụng với hơi nước trong không khí sẽ phát sinh axit gây hại sức khỏe và ăn mòn vật liệu.
4. Đánh giá phương pháp xử lý:
► Kết luận:
Từ những mô tả về các phương pháp xử lý khí như trên và dựa vào đặc tính của nguồn khí thoát ra từ quá trình xử lý nước thải gồm có H2S, CH4, NH3 là khí sinh ra mùi đặc trưng và được quy định theo QCVN 19:2009/BNTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải vô cơ-hữu cơ. Có thể thấy rằng phương pháp hóa học/hấp thụ sử dụng kết hợp DD NaOH và DD EM để xử lý là phù hợp hơn hai phương pháp còn lại. Do đó, đơn vị thiết kế quyết định ứng dụng phương pháp này để thiết kế hệ thống xử lý khí thải này.
Thuyết minh thiết kế:
Khí và mùi hôi thoát ra từ bể điều hòa, bể trung hòa, kỵ khí từ hệ 1-2 được hệ thống thu và quạt khí về Hệ thống xử lý quan các bước sau:
Bước 1: xử lý bằng hệ thống rữa khí 1 với dung dịch hấp thụ sử dụng là nước sạch. Bước công nghệ này để hấp thụ một phần các khí ô nhiễm có thể hòa tan vào trong nước và một số thành phần khác (tiết kiệm chi phí hóa chất cho các công đoạn xử lý tiếp theo).
Bước 2: Sau quá trình hấp thụ bằng nước sạch thì luồng khí tiếp tục đi qua hệ thống hấp thụ hóa học 1. Tại thiết bị này, hóa chất NaOH được pha với nồng độ thích hợp sẽ được phun trực tiếp vào luồng khí. Khi đó, H2S sẽ được xử lý >80% tại hệ thống này qua phản ứng:
2NaOH + H2S è Na2S + 2H2O
Bước 3: Khí thải sau qua hệ thống xử hấp thụ bằng hóa chất NaOH, thì phần lớn các thông số ô nhiễm đặc trưng H2S đã được xử lý, tuy nhiên như đề cập ban đầu thì ngoài H2S trong khí thải còn chứa các khí khác như CH4, NH3 và các các chất hữu cơ bay hơi gây mùi khác. Vì vậy, nhằm đảm bảo khí thải sau xử lý đạt yêu cầu xả thải cũng như loại bỏ các mần bệnh, mùi hôi phát tán theo đường không khí thì khí thải sẽ được tiếp tục đi qua hệ thống xử lý hấp thụ hóa học 2 bằng DD EM- chế phẩm sinh học.
Bước xử lý này có tác dụng loại bỏ các thành phần gây mùi còn lại, đặc biệt là khí hữu cơ và amoni- NH3 thông qua phản ứng sinh hóa mang lại tác dụng xử lý hoàn toàn H2S còn lại, chuyển đổi NH3 thành H2 làm giảm mùi ammoniac và thành phần nấm men trong DD EM để chuyển hóa các khi hữu cơ bay hơi thành các cacbonhydrat nhỏ- ngắn không gây mùi.
Bước 4: Bước cuối cùng là cho khí thải đi qua hệ thống rữa khí 2 với dung dịch hấp thụ sử dụng là nước sạch. Vai trò của công đoạn này nhằm hòa tan các hơi DD NaOH, hơi DD EM dư trong khí thải và các sản phẩm từ quá trình phản ứng trước đó, trước khi xả ra môi trường.
Lưu ý: Tại mỗi hệ thống đều lắp đặt hệ thống bơm tuần hoàn dung dịch dư về hệ thống bên cạnh đó các hóa chất vô cơ, chế phẩm sinh học sử dụng rất phổ biến trên thị trường và giá thành thấp, do đó không chỉ tăng hiệu quả xử lý mà còn tiết kiệm chi phí vận hành cho Chủ đầu tư.
Hình ảnh công trình xử lý khí mà Nguyên Khang đã thực hiện: