TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH THIÊN PHÁT
Top
Miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng
Cam kết chất lượng sản phẩm
Tư vấn trực tiếp
0962236804
Hỗ trợ & tư vấn
0962236804
Hỗ trợ các vấn đề khác
nguyenkhangevce@gmail.com

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH THIÊN PHÁT

Thông tin tham khảo
Công Suất: Q = 500 m3/ngày.đêm
Khu vực Tỉnh Tiền Giang
Loại Hình Nước Thải Thủy Sản
Nước Thải Sau Xử Lý Cột A
Phạm Vi Công Nghiệp Tổng Thầu EPC

Đặc điểm của nước thải thủy sản:

Nước thải thủy sản phát sinh trong quá trình sản xuất thường chứa nhiều chất hữu cơ, có nguồn gốc từ động vật như: cá, tôm, mực, bạch tuộc…nên thành phần chính là protein, chất béo,…do đó, nếu chưa xử lý mà thải vào môi trường sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục, có màu, hạn chế ánh sáng chiếu xuống gây ảnh hưởng tới quá trình  quang hợp của tảo, rong, rêu trong nước.

Trong nước có chứa các chất hữu cơ cao (Tổng Nitơ, Photpho) gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, rong, tảo phát triển quá nhanh làm suy giảm chất lượng nước. Là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật, vi khuẩn phát triển, sinh sôi, nếu con người sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn này thì dễ dàng bị lây bệnh như bệnh tả, bệnh kiết lỵ,….

Nước thải thủy sản phát sinh từ hai nguồn chính là nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.

Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình chế biến như rửa nguyên liệu, cắt, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị.

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên: rửa tay, tắm giặt, đi vệ sinh.

Thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải sản xuất được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản:

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản hiện nay có khá nhiều, nhưng để lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu của Quý Công ty, tiết kiệm chi phí, ít chiếm diện tích và đem lại hiệu quả xử lý cao Công ty Môi Trường NGUYÊN KHANG xin đưa ra công nghệ xử lý nước thải thủy sản như sau:

Nước thải phát sinh từ nhà máy theo hệ thống thoát nước dẫn đến bể gom của hệ thống xử lý nước thải. Trước khi vào bể bom, nước thải sẽ đi qua song chắn rác nhằm giữ lại toàn bộ rác có kích thước >2mm. Lượng rác phát sinh sẽ được chứa trong các thùng và được đem đi xử lý hằng ngày để tránh gây mùi.

Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn qua cụm bể keo tụ tạo bông thực hiện quá trình keo tụ tạo bông để khử cặn lơ lửng. Tại bể khuấy trộn PAC được châm vào nhờ bơm định lượng cùng với máy khuấy trộn với vận tốc quay nhanh giúp khuấy đều hóa chất với nước thải đồng thời làm tăng hiệu quả keo tụ. Quá trình điều chỉnh pH bằng H2SO4 (98%) và  NaOH (99%) để tạo môi trường pH thích hợp cho phản ứng keo tụ xảy ra.

Tại bể tạo bông lắp máy khuấy trộn với vận tốc chậm. Hóa chất polymer cũng được chậm vào với liều lượng nhất định bằng bơm định lượng nhằm tăng khả năng kết dính giữa các bông cặn giúp tạo bông cặn to hơn có khối lượng lớn hơn để dễ lắng.

Nước sau khi qua bể keo tụ - tạo bông được chảy về bể tuyển nổi khí hòa tan. Quá trình tuyển nổi là quá trình tách các hạt nhũ tương hoặc dầu mỡ có trong nước thải. Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa các bọt khí mịn vào nước thải. Bọt khí mịn bám dính vào các hạt lơ lửng, tạo nên lực đẩy nổi đủ lớn đưa hạt nổi lên bề mặt pha lỏng (nước thải). Khí đưa vào ở dạng hòa tan dưới áp suất lớn hơn áp suất khí quyển (từ 275 – 350 kPa). Sau đó, khi giảm áp suất xuống bằng áp suất khí quyển, bọt khí mịn hình thành. Quá trình tăng áp được thực hiện bằng bơm cao áp và bồn tạo áp. Thời gian lưu nước ở cột áp lực từ 2-5 phút, lượng khí cấp vào từ 2-3% lưu lượng nước thải.

Nước thải sau khi qua bể tuyển nổi sẽ được chảy vào bể điều hòa. Tại đây nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ để tạo điều kiện xử lý hiệu quả nhất cho các công trình phía sau. Bể được lắp đặt hệ thống đĩa thổi khí để tránh quá trình lắng cặn gây mùi xảy ra trong bể.

Quá trình xử lý sinh học diễn ra trong bể SBR, tại đây khí được cấp liên tục tục trong một thời gian nhất định (trong một mẻ) bằng hệ thống sục khí, trong điều kiện sục khí liên tục, vi khuẩn hiếu khí sẽ oxy hóa hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.

Bể SBR hoạt động theo 4 pha:

Pha làm đầy (Fill): dòng nước thải được đưa vào trong bể suốt thời gian diễn ra pha làm đầy

Pha phản ứng, khổi khí (React): tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải với bùn hoạt tính bằng sục khí để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian sục khí phụ thuộc vào chất lượng nước thải. Trong pha phản ứng quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển hóa nitơ từ dạng N-NH3 sang N-NO2 và nhanh chóng chuyển sang dạng N-NO3.

Đồng thời bể cũng được lắp đặt thêm máy khuấy chìm hoạt động sau giai đoạn sục khí  tạo môi trường thiếu khí để quá trình khử nitrat diễn ra.

       NO3- → NO2- → NO → N2O → N2

Pha lắng (Settle): quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, không sục khí. Trong pha lắng quá trình khử nitrat cũng được diễn ra theo 2 bước: chuyển hóa nitrat thành nitrit và tạo ra nitơ oxy và sản phẩm cuối cùng là khí nitơ giải phóng vào không khí.

Pha rút nước (Draw): nước trong phía trên bể được thu và chảy đến bể khử trung.

Xả bùn dư được thực hiện ở giai đoạn lắng hoặc giai đoạn xả nước trong. Đặc điểm của bể SBR là không cần tuần hoàn bùn. Hai quá trình thổi khí và lắng đều được diễn ra trong cùng một bể vì vậy tránh được sự mất bùn hoạt tính ở giai đoạn phản ứng.

Tại bể tiếp xúc nước sẽ được khử trùng bằng NaOCl sau đó theo đường ống chảy vào nguồn tiếp nhận.

Bùn từ bể SBR được bơm về bể nén bùn nhằm giảm độ ẩm của bùn trước khi được bơm đến máy ép bùn băng tải làm khô thành bánh.

Liên hệ để được tư vấn:

Văn phòng Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Nguyên Khang

Địa chỉ : 257/1/16 đường 3/2, Phường 10, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : 028 6290 3279 – Fax: 028.6264 5838 Di động : 0962 236 804 ( Mr Trưởng)

Email : nguyenkhang.ev@gmail.com

Wed : www.nkce.vn - www.moitruongnguyenkhang.com.vn

Xưởng sản xuất: Ấp 4, Xã. Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

0962236804