Để xử lý lượng nước thải này trước khi xả ra môi trường bên ngoài thì các khu công nghiệp bắt buộc phải đầu tư các hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn nước thải ở đầu ra. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những thông tin liên quan đến vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo.
Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bảo Minh - Nam Định
Sự phát triển nhanh chóng và tăng vọt của các ngành công nghiệp thuộc các vùng trọng điểm ở nước ta, đánh dấu một cột mốc quan trọng khẳng định tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Các ngành công nghiệp tại các khu công nghiệp không chỉ tạo nên một sản phẩm công nghiệp lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mà còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tệ nạn xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên mặt trái của sự thịnh vượng mà các ngành công nghiệp ở các khu công nghiệp mang lại là sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên bởi các chất thải thải ra hằng năm.
Nước thải khu công nghiệp có nguồn gốc từ đâu?
Nước thải khu công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình hoạt động máy móc và những hoạt động phục vụ sản xuất trong khu công nghiệp. Nước thải khu công nghiệp rất đa dạng, nó sẽ phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, sản phẩm sản xuất trong khu công nghiệp đó,…
Phân loại nguồn nước thải khu công nghiệp
Nước thải sinh hoạt: của cán bộ công nhân viên trong các khu vực vệ sinh, nhà bếp, khu văn phòng,…Nguồn nước thải sinh hoạt này thường chứa một số các chất như: hóa chất tẩy rửa, vi sinh vật, vi khuẩn, BOD5, COD,…Đây là các chất vô cùng độc hại gây ra một số bệnh: giun sán, virus, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa.
Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp: tùy thuộc vào từng ngành sản xuất thì thành phần nước thải này sẽ có đặc trưng riêng:
- Công nghiệp thực phẩm: BOD, chất rắn lơ lửng, các loại thuốc trừ sâu độc hại, hormone tăng trưởng, màu vật chất, axit hoặc kiềm,…
- Nhà máy điện: các chất rắn lơ lửng: thủy ngân, chì, Crom, selen, asen, cadimi, hoặc lưu huỳnh dạng khí, trơ đáy và tro bay,…
- Sắt và công nghiệp thép: các sản phẩm khí hóa: naphthalene, benzen, xyanua, amoniac, phenol, cresol, anthracene,…các chất ô nhiễm: dầu mỡ động vật, các hạt rắn, axit sunfuric, axit hydrochloric,…đây đều là các chất phát sinh trong quá trình nung, sản xuất, tẩy rửa và xử lý bề mặt.
- Công nghiệp giấy và bột giấy: TSS, BOD, chloroform, furan, dioxin, phenol, COD và các chất rắn lơ lửng.
- Dầu công nghiệp: Bao gồm các lĩnh vực như rửa xe, nhà kho chứa nhiên liệu, nhà xưởng, trung tâm giao thông vận tải, nhà máy phát điện,…Nước thải từ các khu vực này thường chứa: các dung môi, dầu nhờn, sạn, chất tẩy rửa và hydrocacbon.
Nguồn nước thải khu công nghiệp nguy hại như thế nào?
Theo phân tích các mẫu nước thải chưa được xử lý tại các khu công nghiệp, thì hàm lượng các hóa chất vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần như là tổng chất rắn lơ lửng, là các loại kim loại nặng như kẽm, sắt, mangan, cadimi,… hàm lượng các chất này vượt ngưỡng gấp nhiều lần mức cho phép. Sử dụng các loại nước thải này lâu dài sẽ mắc phải nhiều bệnh nghiêm trọng như thận, xương, ngoài ra còn có nguy cơ mắc phải những căn bệnh mãn tính, ung thư,… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người cũng như đời sống kinh tế.
Nguồn nước tiếp nhận nước xả thải chưa được xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến tất cả các sinh vật sống trong nước. Ngoài ra nước thải từ các khu công nghiệp có chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng dù ít nhiều được phân hủy khi xả nước vào môi trường nhưng vẫn còn phần lớn các hóa chất kim loại nặng tích tụ lại trong môi trường đất, ngấm vào đất và thay đỗi tính chất ban đầu của đất, làm ảnh hưởng rất xấu đối với cây trồng. Vật nuôi, gia súc cũng bị ảnh hưởng khi nước thải này cũng âm thầm được đưa trực tiếp vào bên trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chăn nuôi gia súc gia cầm, thậm chí còn được đưa vào con người khi sử dụng các loại gia súc gia cầm bị nhiễm nước ô nhiễm.
Nước thải khu công nghiệp có chứa hàm lượng chất ô nhiễm rất cao, nếu không được xử lý kịp thời hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, nước thải khu công nghiệp sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của nguồn nước mặt và nước ngầm ở khu vực xung quanh.
Trị số BOD trong nước thải sinh hoạt càng cao thì mức ô nhiễm hữu cơ càng lớn. Và khi thải ra nguồn tiếp nhận, nước thải sản xuất sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nguồn nước tác động xấu đến đời sống của các sinh vật dưới nước, đồng thời cũng gây nguy hại cho con người và cộng đồng nếu sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt tắm giặt hằng ngày.
Sự có mặt của các chất dinh dưỡng như N,P trong nước thải ở nồng độ cao dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đất đai và nguồn nước nơi tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của các loài tảo. Trong những điều kiện thiếu hụt chất dinh dưỡng, chúng dễ bị chết và sự phân rã xác thực vật làm cho nguồn nước bị ô nhiễm lần thứ 2.
Đơn giá xử lý nước thải khu công nghiệp
Cách tính đơn giá xử lý nước thải cho khu công nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc thù của từng dự án như :
- Chất lượng nước đầu vào của hệ thống : Nước thải từ các khu công nghiệp rất đa dạng vì khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều ngành nghề, dịch vụ, ngành sản xuất khác nhau nên nồng độ, thành phần, tính chất của các loại nước thải ở đây cũng đa dạng và phức tạp, cần phải được lấy mẫu xét nghiệm một cách chuyên nghiệp, cẩn thận mới có thể xác định đúng được chi phí xử lý nước thải.
- Lưu lượng nước ở nguồn vào và công nghệ xử lý nước thải được áp dụng : Đây cũng là một yếu tố chính để có thể xác định được chi phí cho hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, tuy nhiên chỉ số này phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô của khu công nghiệp và quy mô của các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất,… ngoài ra cũng còn tùy vào loại nước thải mà các hệ thống xử lý sẽ quyết định được công nghệ cho hệ thống xử lý cần phải áp dụng cho phù hợp. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất chi phí cần đầu tư vào một hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn nhất.
- Các chi phí khác : như các chi phí liên quan đến loại vật tư, thiết bị môi trường nào cần lắp đặt, thi công, chi phí nhân công tại địa phương, chi phí các loại hóa chất cần sử dụng trong quá trình xử lý, chi phí bảo trì bảo dưỡng cho hệ thống xử lý, chi phí vận hành cho cả hệ thống,…
Với các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cần phải đầu tư cho cả một hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, vì vậy hãy nhanh chóng liên hệ ngay với NGUYÊN KHANG để nhận được sự tư vấn và báo giá nhanh nhất cho hệ thống xử lý nước thải của công ty, doanh nghiệp hay khu công nghiệp với chi phí tối ưu mà vẫn đảm bảo được chất lượng nước ở đầu ra luôn đạt chuẩn xả thải của nguồn tiếp nhận.
Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp:
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp:
Thuyết minh sơ đồ xử lý nước thải khu công nghiệp:
Nước thải phát sinh từ hoạt động của các dự án đầu tư thứ cấp vào trong CCN Thanh Côi được đấu nối vào hệ thống đường cống thu gom nước thải chung của CCN bằng đường ống D300, D500 và được dẫn về trạm xử lý tập trung để xử lý.
- Bể thu gom: Nước thải phát sinh từ cụm công nghiệp theo mạng lưới thoát nước chảy vào bể gom của trạm xử lý.Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Mục đích của bể thu gom lắng sơ bộ giữ lại các tạp chất có kích thước lớn trọng lượng nặng hơn nước.
Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa đặt thiết bị tách rác tinh lưới lọc rác tinh (kích thước lưới 1 – 1,5 mm) để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn làm giảm SS, sau đó nước thải tự chảy xuống bể điều hòa
- Bể điều hòa có chức năng ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý. Ổn định lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo. Các lợi ích của việc ổn định lưu lượng là:
Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định, giảm mùi và nồng độ ô nhiễm.
Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình
- Cụm Bể phản ứng: Tại bể phản ứng, hóa chất được châm vào để tạo khả năng kết dính giữa các hạt lơ lửng, tập hợp các cặn nhỏ thành cặn lớn dễ tách. Mục đích của quá trình này là loại bỏ cặn trước khi bơm sang bể tiếp theo. Trong bể phản ứng sẽ xảy ra 2 quá trình:
+ Keo tụ phá vỡ trạng thái bền của hạt keo
+ Tạo bông kết dính các hạt keo bị phá vỡ
- Bể lắng hóa lý: Nước thải từ thiết bị phản ứng được phân phối vào cùng phân phối nước của bể lắng. Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể theo phương pháp lắng trọng lực. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi vào bể, các bông bùn va chạm với nhau tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước nên tự lắng xuống tại vùng chứa cặn của bể lắng. Nước sạch được thu ở phía trên máng răng cưa bể lắng và chảy vào bể Anoxic. Bùn lắng hóa lý được bơm về bể chứa bùn hóa lý để xử lý
- Cụm Bể Anoxic – Bể MBBR– Bể Aerobic :
Nước thải sau khi qua bể lắng hóa lý sẽ tự chảy vào bể Anoxic, sau đó vào cụm bể MBBR + Aerobic. Bể anoxic và cụm bể MBBR + Aerobic được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.000 - 3.000mgMLSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể aerobic bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm lượng oxy hòa tan trong nước thải tại bể Aerobic luôn được duy trì trong khoảng 2 – 3 mg/l nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và amonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, Các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerobic dao động từ 0,32 - 0,64kg BOD/m3.ngày đêm.
Quá trình xử lý sinh học kết hợp với giá thể MBBR là một bước tiến lớn trong kỹ thuật xử lý nước thải. Giá thể MBBR diện tích tiếp xúc lớn. Nhờ vậy sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung trong diện tích bề mặt giá thể di động. Lượng khí cấp cho quá trình xử lý hiếu khí đủ để giá thể lưu động vì giá thể nhẹ, xấp xỉ khối lượng riêng của nước.
+ Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao (diện tích tiếp xúc của giá thể MBBR lớn: 5500m2/m3): Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng bình thường, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
+ Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
+ Hiệu quả xử lý cao.
+ Tiết kiệm diện tích xây dựng: diện tích xây dựng của MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
+ Dễ dàng vận hành.
+ Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
- Bể lắng sinh học: Nước sau khi qua bể Aerobic chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể MBBR, anoxic và aerobic; một phần được đưa đến bể chứa bùn.
Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích lắng loại các chất rắn ở dạng huyền phù và lơ lửng, khử mùi hôi của nước thải nhằm nâng cao hiệu suất lắng các chất cặn trong nước thải.
- Bể khử trùng: Cuối cùng là giai đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với Chlorine nhằm tiêu diệt hoàn toàn Coliforms và các vi trùng gây bệnh khác. Bể khử trùng được thiết kế vách ngăn thông đáy và tràn bề mặt xen kẻ nhau, tạo đường đi dài và đủ thời gian tiếp xúc Clorine với nước thải. Hiệu quả khử trùng đạt 95% với Coliforms và 99% với các vi trùng gây bệnh khác. Bản chất tác dụng khử trùng của Chlorine là sự oxi hóa, phá huỷ màng tế bào của vi sinh vật do đó chúng bị tiêu diệt.
- Bể chứa bùn hóa lý và bể chứa bùn sinh học: Lượng bùn sinh ra ở bể lắng hóa lý và bể lắng sinh học được đưa về bể chứa bùn. Tại ngăn chứa bùn, bùn được đưa sang máy ép để thành bùn khô, lưu chứa trong kho CTNH trước khi đưa đi xử lý theo quy định. Chủ đầu tư sẽ tiến hành thuê đơn vị có chức năng về lấy mẫu bùn thải phân tích để so sánh với QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước. Nếu trong bùn thải có thông số vượt QCCP, sẽ quản lý theo danh mục chất thải nguy hại. Nếu trong bùn thải không chứa các thành phần nguy hại, sẽ quản lý, thu gom như chất thải rắn thông thường.
Một số hình ảnh hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp tiêu chuẩn:
Liên hệ để được tư vấn:
Văn phòng Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Nguyên Khang
Địa chỉ : 257/1/16 đường 3/2, Phường 10, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 028 6290 3279 – Fax: 028.6264 5838 Di động : 0962 236 804 ( Mr Trưởng)
Email : nguyenkhang.ev@gmail.com
Wed : www.nkce.vn - www.moitruongnguyenkhang.com.vn
Xưởng sản xuất: Ấp 4, Xã. Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.